Lịch sử Samoa_thuộc_Mỹ

Quần đảo Samoa

Trước khi tiếp xúc với Tây phương

Giới học giả vẫn chưa đồng thuận về niên đại chính xác khi con người đến định cư trên đảo, nhưng thời gian khoảng 1000 năm trước công nguyên được nhiều người chấp nhận là cái mốc lịch sử của vùng này khi thổ dân Polynesia đặt chân lên đảo. Bẵng một thời gian lâu, mãi đến thế kỷ 18 thì các nhà thám hiểm Tây phương mới biết đến Samoa, bắt đầu một thời kỳ mới.

Thời kỳ nguyên thủy trước khi tiếp xúc với Tây phương thì hai đơn vị Đông Samoa (tức Samoa thuộc Mỹ) và Tây Samoa (tức nước Samoa độc lập) có chung một lịch sử. Với vị trí ở trung tâm Polynesia, cư dân xuất xứ từ Samoa lan tỏa ra các hướng, khai sinh những bộ tộc lân cận trên Quần đảo Marquesas về phía đông; NiueRarotonga về phía nam; và Tokelau cùng Tuvalu về phía bắc. Những nhóm dân vùng này đều có truyền thuyết về cuộc di cư từ thuở hồng hoang với khởi điểm là Samoa nên Samoa là cái nôi của thổ dân trong vùng.

Về mặt chính trị, các đảo Tutuila và Aunu'u một thời liên kết với đảo 'Upolu (nay thuộc Samoa độc lập) nhưng nói chung thì toàn vùng Samoa, tổ chức chính trị chung là hệ thống faamatai căn cứ trên huyết tộc. Giới quý tộc và khuôn phép faasamoa chi phối xã hội Samoa. Tương truyền faamatai và faasamoa là do hai vị nữ tù trưởng Nafanua Salamasina khởi xướng.

Thuộc địa hoá

Sự tiếp xúc ban đầu với Tây phương gồm có một trận đánh trong thế kỷ 18 giữa những người thám hiểm Pháp và cư dân đảo trên Tutuila. Lần đó người Samoa bị Tây phương đổ lỗi và cho họ mang tiếng là tàn ác. Đầu thế kỷ 19, các nhà truyền giáo Rarotonga đến Quần đảo Samoa theo sau là các nhà truyền giáo Tây phương do John Williams của Hội Truyền giáo London hướng dẫn, chính thức mang Kitô Giáo đến Samoa. Ít hơn 100 năm sau đó, Hội thánh Congregationalist Samoa đã trở thành một nhà thờ của dân bản thổ độc lập đầu tiên tại Nam Thái Bình Dương.

Tháng 3 năm 1889, một lực lượng hải quân của Đức đã tiến chiếm một ngôi làng tại Samoa, và tàn phá một số tài sản của người Mỹ. Ba chiến hạm của Hoa Kỳ sau đó tiến vào cảng Samoa và chuẩn bị khai hỏa vào ba chiến hạm Đức được nhìn thấy tại đó. Trước khi có thể khai hỏa thì một cơn bão đã đánh chìm tất cả các chiến hạm của Mỹ và Đức. Một cuộc đình chiến tạm thời được đưa ra vì thiếu tàu chiến.

Trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ

Các cuộc tranh giành quốc tế trong bán hậu thế kỷ 19 được dàn xếp qua Hiệp ước Berlin năm 1899 trong đó Đức và Hoa Kỳ phân chia Quần đảo Samoa. Hoa Kỳ chính thức chiếm đóng nhóm nhỏ hơn gồm các đảo phía đông với bến cảng đáng nổi bật là Pago Pago—năm sau đó. Các đảo phía tây bây giờ là quốc gia độc lập Samoa.

Sau khi Hoa Kỳ trưng thu Samoa, Hải quân Hoa Kỳ xây một trạm dự trữ than đá trong Vịnh Pago Pago cho Hải đoàn Thái Bình Dương của mình và bổ nhiệm một Quản trị viên địa phương. Hải quân lấy được Chứng thư chuyển nhượng Tutuila năm 1900 và một chứng thư chuyển nhượng Manuʻa năm 1904. Chủ quyền cuối cùng của Manuʻa, Tui Manuʻa Elisala bị ép ký một chứng thư chuyển nhượng Manuʻa theo sau một loạt những vụ xử của Hải quân Hoa Kỳ được biết như "Vụ xử án Ipu", tại Pago Pago, Taʻu, và trên một pháo hạm của Hải đoàn Thái Bình Dương.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong thời Phong trào Mau tại Tây Samoa (sau đó là đất bảo hộ của New Zealand), có một phong trào Mau Samoa thuộc Mỹ tương ứng do Samuel Sailele Ripley lãnh đạo. Ông là một dân làng từ Leone và là một cựu chiến binh Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau các cuộc họp tại Mỹ, ông bị ngăn cản không cho bước lên bờ từ chiếc tàu đưa ông về lại quê nhà ở Samoa thuộc Mỹ và không được phép trở về. Phong trào Mau tại Samoa thuộc Mỹ đã bị Hải quân Hoa Kỳ đàn áp. Năm 1930 Quốc hội Hoa Kỳ đã phái một ủy ban đến để điều tra tình trạng pháp lý của Samoa thuộc Mỹ. Ủy ban này do những người Mỹ có một phần tham gia vào vụ đảo chính Vương quốc Hawaii lãnh đạo.

Năm 1938, phi công nổi tiếng Ed Musick và phi hành đoàn của ông chết trên chiếc Samoan Clipper S-42 của hãng Pan American World Airways trên bầu trời Pago Pago trong một chuyến bay thị sát đến Auckland, New Zealand. Sau khi cất cánh một lát sau đó thì máy bay bị vấn đề và Musick quay nó ngược về hướng Pago Pago. Khi phi hành đoàn bắt đầu xả nhiêu liệu để chuẩn bị đáp khẩn cấp thì một tia lửa xẹt lên trong ống bơm nhiên liệu đã gây ra vụ nổ xé máy bay thành từng mảnh giữa không trung.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Samoa đông hơn dân số địa phương làm ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa địa phương. Các nam giới người Samoa từ 14 và trên được giới quân sự Hoa Kỳ đào tạo tác chiến. TrongChiến tranh thế giới thứ hai, người Samoa đã phục vụ như các chiến binh, nhân sự y tế, nhân sự giải mã, sửa tàu,...

Sau chiến tranh, Đạo luật Tổ chức 4500, một nỗ lực sáp nhập Samoa được Bộ Nội vụ Hoa Kỳ bảo trợ, bị đánh bại tại Quốc hội chỉ vì những nỗ lực của các tù trưởng Samoa do Tuiasosopo Mariota lãnh đạo. Các nỗ lực của các vị tù trưởng đưa đến việc lập ra một ngành lập pháp địa phương họp tại làng Fagatogo, thủ phủ de factode jure của lãnh thổ.

Cùng lúc, thống đốc do Hải quân bổ nhiệm bị thay thế bằng một thống đốc được địa phương bầu lên. Mặc dù theo kỹ thuật mà nói Samoa thuộc Mỹ được xem là "chưa được tổ chức" vì Quốc hội Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua một Đạo luật Tổ chức cho lãnh thổ nhưng Samoa thuộc Mỹ đang tự trị dưới một hiến pháp mà trở nên có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1967. Lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ nằm trong Danh sách các lãnh thổ không tự trị của Liên Hiệp Quốc, một danh sách bị các giới chức chính quyền lãnh thổ tranh cãi.

Samoa thuộc Mỹ và Sân bay quốc tế Pago Pago có ý nghĩa lịch sử với Chương trình Apollo.[5] Các phi hành đoàn của Apollo 10, 12, 13, 14, và 17 được tìm thấy cách Pago Pago vài trăm dặm và được vận chuyển bằng trực thăng đến sân bay trước khi đi máy bay đến Honolulu.[6]

Do khó khăn kinh tế, phục vụ quân sự được cho là một cơ hội tại Samoa thuộc Mỹ và các lãnh thổ hải ngoại khác,[7] điều này có nghĩa là tồn tại một tỷ lệ tử vong không cân xứng so với các bộ phận khác của Hoa Kỳ. Tính đến ngày 23 tháng 3 năm 2009, có 10 người Samoa thuộc Mỹ thiệt mạng tại Iraq và 2 người thiệt mạng tại Afghanistan.[8]

Ngày 29 tháng 9 năm 2009, một trận động đất xảy ra cách 120 dặm (190 km) ngoài khơi bờ biển của Samoa thuộc Mỹ, tiếp theo là các dư chấn.[9] Động đất gây sóng thần khiến nhiều người thiệt mạng.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Samoa_thuộc_Mỹ http://www.radioaustralia.net.au/international/201... http://www.radioaustralia.net.au/international/rad... http://www.choohoo.com/ http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5... http://www.indexmundi.com/american_samoa/gdp_per_c... http://www.janeresture.com/amsam/index.htm http://www.mapsouthpacific.com/american_samoa/inde... http://www.nytimes.com/2005/07/31/world/asia/31iht... http://www.nytimes.com/2009/10/01/world/asia/01tsu... http://www.pacific-pictures.com/american_samoa/ind...